Theo báo cáo tổng kết của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 và được đánh giá là năm xuất khẩu thành công nhất của ngành Dệt May Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng: Năm 2018 là năm thành công lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018 ước đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với 2017.
Nhìn lại một số năm gần đây, thì tốc độ tăng KNXK năm 2018 đã đạt mức cao nhất (năm 2015 tăng hơn 12%, năm 2016 tăng hơn 4%, năm 2017 tăng hơn 10%). Trong đó hàng KNXK hàng may mặc đạt hơn 28 tỷ USD, tăng hơn 14%, xuất khẩu vải đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng hơn 25%, đặc biệt là XK vải không dệt đạt 528 triệu USD (tăng hơn 15%) và XK nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ (tăng hơn 14%).
Năm 2019, cơ hội xuất khẩu cho hàng dệt may của Việt Nam được mở ra khi hiện định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm nay. Giá trị dệt may từ 3 thị trường lớn và thành viên của CPTPP là Canada, Mexico và Úc mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại tự do, đán giá 10-13 tỷ USD. Trong đó thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch có thể chiếm 300-500 triệu đô la Mỹ, theo Vitas.
Trong năm 2019, hiệp định tự do thế hệ mới (EVFTA) giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, có triển vọng phê chuẩn. CPTPP và EVFTA có các lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc xuất xứ từ sợ, vải mà. Để hưởng thuế suất ưu đãi 0%, doanh nghiệp may phải đáp ứng được yêu cầu chứng nhận nguồn gốc xuấ xử từ nguồn nguyên liệu “từ sợi trở đi” khi làm ăn với 11 nước trong CPTPP hoặc “từ vải trở đi” khi xuất hàng vào 28 nước thành viên của EVFTA.
Theo các công ty trong ngành, các tập đoàn lớn như Adidas, Puma, Nike đã và đang tiếp tục dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký.
Tuy nhiên về đầu vào sản xuất, hiện nay các công ty may tại Việt Nam đang phải nhập 65-70% sản lượng vải mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng yêu cầu “từ vải trở đi”. Nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của các khâu thượng nguồn do chính sách đầu tư và chiến lược phát triển ngành dệt, nhuộm và hoàn tất trước đây chưa có sự thống nhất nên không khuyến khích được các nhà đầu tư đầu tư vào ngành này.
Nút thắt lớn nhất ở các phần sản xuất thượng nguồn nằm ở khâu nhuộm đặc biệt là vấn đề môi trường. Nhiều địa phương từng từ chối các dự án nhà máy dệt nhuộm do e ngại tác động xấu tới môi trường. Ví dụ năm 2018, tỉnh Vĩnh Phúc từ chối dự án của tập đoàn Hong Kong TAL, vốn đầu tư đăgn ký 350 triệu đô la Mỹ. Năm 2018, tỉnh Tây Ninh cũng từ chối các dự án giao công dệt nhuộm tại khu công nghiệp TMTC, khu công nghiệp dành riêng cho dệt- may- nhuộm thuộc tỉnh này.
Sau quyết định này, nhiều nhà đầu tư vào ngành nhuộm đã rút đầu tư như: Pyung An của Hàn Quốc, GDI của Trung Quốc, Sun Tekstil cảu Thổ Nhĩ Kỳ, Sam Yang của Hàn Quốc. “Nếu các địa phương không cấp phép, ngành dệt may vẫn chủ yếu gia công, làm gì có sợi, vải mà xuất khẩu”, ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam từn chia sẻ tại Hội nghị bàn về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, do Bộ Công Thương tổ chức
Theo ông Cẩm, khâu nhuộm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu dự án được đầu tư công nghệ xử lý nước thải tốt thì nên xem xét cấp phép. Các địa phương cần tạo điều kiện ưu tiên các DN đầu tư dệt nhuộm có công nghệ hiện đại xử lý nước thải.
Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp